Bánh trung thu ngày càng đa dạng về hương vị, nguyên liệu cùng nhiều mẫu mã, hình thức khác nhau nhưng ý nghĩa sum họp, yêu thương vẫn trọn vẹn bên trong mỗi chiếc bánh trung thu mà mỗi người trong chúng ta dành tặng cho người thân, bạn bè, những người yêu quý
Ngày đăng: 20-06-2017
1,455 lượt xem
Trong cuộc sống nhộn nhịp như ngày nay bất chợt bắt gặp hình ảnh những tủ bánh trung thu trưng bày bắt mắt với các những chiếc đèn lồng sáng lấp lánh ở các ngã tư, con phố mới ngỡ ra rằng tết trung thu đã đến rồi.
Và như một phong tục, ngày rằm tháng tám phải thưởng thức bánh trung thu mới thật là thưởng thức hết trọn vẹn một trong những ngày tết của dân tộc. Không biết bánh trung thu được có từ bao giờ, do ai làm ra nhưng chính vì sự dung dị với các nguyên liệu gắn liền với cuộc sống thôn quê, dân dã của người phương đông nên bánh trung thu đã trở thành một món bánh không thể thiếu mỗi dịp đến ngày rằm tháng tám. Tùy theo phong tục, thổ nhưỡng cùng nguyên liệu mỗi nơi khác nhau mà các nước châu á lại có một chiếc bánh trung thu đặc trưng của quốc gia mình.
Bánh trung thu Hàn Quốc hấp dẫn
Bánh trung thu Tsukimi Dango của Nhật Bản được làm từ bột gạo, bánh Songpyeon của Hàn Quốc có hình trăng lưỡi liềm biểu tượng của sự hạnh phúc, sinh sôi nảy nở bởi họ quan niệm “trăng khuyết rồi sẽ tròn”. Bánh Songpyego được làm gần giống bánh trôi của người Việt Nam. Nguyên liệu chính là bột gạo, đường nhồi thật kỹ với nước. Bánh sau khi nặn được cho nhân đậu vào giữa, rồi hấp với một ít lá thông tươi.
Bánh trung thu Nhật Bản
Bánh Trung thu Hopia của Philippines có thể có nhân là đậu xanh, đậu đỏ, thịt lợn, khoai lang tím… Bánh độc đáo ở phần bột ngoài xếp lớp giòn giòn. Bánh Trung thu Đài Loan có dạng hình tròn nhiều lớp cuộn lấy nhau mà người ta vẫn gọi là bánh Trung thu ngàn lớp. Loại bánh Trung thu này thường có nhân bên trong bằng đậu đỏ, khoai môn.
Xem Bảng giá bánh trung thu Kinh Đô 2017
Đặc biệt là chiếc bánh nướng của người Trung Quốc, đây cũng là chiếc bánh khởi nguồn cho chiếc bánh trung thu mà chúng ta thưởng thức ngày nay. Bánh nướng được làm từ bột mì, trứng, đường nhào nặn với nhau, bên trong tùy theo nguyên liệu có sẵn hay tùy theo nhu cầu sở thích mà nhân bánh có thể làm từ đậu xanh, đậu đỏ, khoai môn, bột trà xanh, các loại hạt, ngũ cốc…được nặn tròn trong từng chiếc khuôn rồi đem nướng. Khi chín bánh có mùi thơm nhẹ, khi ăn có vị ngọt uống với nước trà pha sẵn, vị ngọt của bánh hòa quyện cùng với vị chát của những lá trà xanh chính là một trong những cách thưởng thức được yêu thích của bánh trung thu truyền thống.
Ý nghĩa của bánh trung thu là sự sum họp, đoàn tụ
Xem thêm: Bánh trung thu kinh đô 2017
Dù được làm từ bất cứ nguyên liệu nào, cách làm như thế nào thì chiếc bánh trung thu cũng được lựa chọn từ những nguyên liệu tự nhiên gắn liền với nền văn minh lúa nước của người Á Đông và giữ nguyên dáng vẻ hình tròn bên ngoài. Theo quan niệm của người phương đông, chiếc bánh trung thu có hình tròn chính là tượng trưng cho ánh trăng tròn ngày rằm, là sự sum họp, trọn vẹn. Với ý nghĩa đó mà chiếc bánh trung thu đã trở thành món bánh quen thuộc không thể thiếu bên cạnh những chiếc đèn lồng sáng lấp lánh, rực rỡ vào ngày tết trung thu của dân tộc trong ngày rằm tháng tám.
Ngày nay, bánh trung thu ngày càng đa dạng về hương vị, nguyên liệu cùng nhiều mẫu mã, hình thức khác nhau nhưng ý nghĩa sum họp, yêu thương vẫn trọn vẹn bên trong mỗi chiếc bánh trung thu mà mỗi người trong chúng ta dành tặng cho người thân, bạn bè, những người yêu quý, trân trọng và là một trong những phong tục tốt đẹp cần gìn giữ của dân tộc Việt Nam nói riêng hay các dân tộc á đông nói chung.
Gửi bình luận của bạn